Diễn đàn hỏi đáp
Tạo bài viếtĐối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT (tiếng anh là Value Added Tax, viết tắt là VAT) là loại thuế ra đời nhằm khắc phục việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanh thu, nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm (được thể hiện bằng tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức và các khoản chi phí tài chính khác) của các sản phẩm, dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất và lưu thông, làm sao để đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính theo giá bán cho người cuối cùng. Tuy nhiên, không phải trong mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc cũng như khách hàng hiểu được vấn đề này, công ty Tín Việt xin cung cấp những thông tin về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
Thứ nhất, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là:
Theo quy định tại điều 3 luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013) thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của luật thuế GTGT”.
Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bởi vì thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế GTGT.
Xem thêm: báo cáo thuế
Thứ hai, Đối tượng không chịu thuế GTGT:
Có 25 trường hợp hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại điều 5 luật thuế GTGT và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 như sau:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;
Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl)
5. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
6. Chuyển quyền sử dụng đất
7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.