Diễn đàn hỏi đáp

Tạo bài viết

Tác động của dịch COVID-19 và vận dụng VAS và IFRS trong việc trình bày báo cáo tài chính

vokimvan2711 đã tạo 12:11 17-09-2021 539 lượt xem 4 bình luận

Các Chuẩn mực Kế Toán Việt Nam (VAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế (IAS) sau đây gọi chung là VFRS. VFRS yêu cầu các ảnh hưởng trọng yếu, như sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cần được ghi nhận, đo lường và trình bày thích hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Do đó, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính (BCTC) và phê duyệt phát hành báo cáo cần nhận thức những gì đã và đang xảy ra tại ngày kết thúc kỳ kế toán bán niên và cuối năm tài chính 2021, và sau khi BCTC được phê duyệt phát hành.

Dưới đây là một số vận dụng VFRS trong việc lập và trình bày BCTC do ảnh hưởng bởi COVID-19.

Vận dụng VFRS ‘Báo cáo của Ban Giám đốc’

Người sử dụng thông tin trong BCTC sẽ đánh giá mức độ của những gián đoạn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những ước tính trong BCTC. VFRS ‘Báo cáo của Ban Giám đốc’ yêu cầu Ban Giám đốc trình bày các thông tin tổng hợp trong bối cảnh của BCTC, đưa ra các nhận xét, cũng như giải thích các mục tiêu và các chiến lược. Từ đó, giúp người sử dụng thông tin trong BCTC hiểu rõ những tác động của COVID-19 và triển vọng của doanh nghiệp.

Vận dụng IFRS 13 ‘Đo lường giá trị hợp lý’ và VAS 23/IAS 10 'Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán’ khi giá trị của tài sản tài chính giảm

Theo IFRS 13 ‘Đo lường giá trị hợp lý’, Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giá để bán một tài sản tại ngày đo lường. Việc giảm giá trị của tài sản tài chính, ví dụ cổ phiếu, sau kết thúc kỳ kế toán không cung cấp bằng chứng mới về giá trị hợp lý tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Do đó, đây là một sự kiện “không điều chỉnh” và yêu cầu được thuyết minh theo VAS 23/IAS 10 'Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán”.

Vận dụng VAS 01/IAS 01 ‘Chuẩn mực chung’ hay 'Trình bày Báo cáo Tài chính' liên quan đến sự không chắc chắn trong ước tính kế toán và giả định hoạt động liên tục

Đơn vị cần xác định các ước tính kế toán cần được thực hiện và những giả định nào đã được sử dụng để xác định giá trị ước tính đó được ghi nhận trong BCTC. VAS 01/IAS 01 yêu cầu thuyết minh thông tin và bản chất của các giả định được đưa ra, các ảnh hưởng lên giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả, và phạm vi kết quả có thể xảy ra, và những thay đổi trong các giả định đã đưa ra trong quá khứ.

Điều quan trọng của việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục là báo cáo tất cả các yếu tố không chắc chắn trọng yếu tồn tại tại ngày phê duyệt BCTC rõ ràng và súc tích. Trong một số trường hợp, có thể chỉ có một yếu tố, trong các trường hợp khác, có thể có một số yếu tố. Ban Giám đốc cần trình bày các đánh giá, các giải pháp được thực hiện để giảm thiểu tác động của ảnh hưởng do COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của đơn vị để hỗ trợ cho giả định hoạt động liên tục.

Vận dụng VAS 18/IAS 37 ‘Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng’ liên quan đến việc tái cơ cấu doanh nghiệp

Các đơn vị cần xác định mức độ ảnh hưởng dựa trên tình hình thực tế tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Ảnh hưởng của các thông tin xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến BCTC phụ thuộc vào liệu bằng chứng về các sự kiện đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi COVID-19 sau kết thúc kỳ kế toán và việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, bao gồm việc thông báo chính thức việc đóng cửa hay thu hẹp một phần hoạt động kinh doanh, xác định rõ thời gian, số lượng nhân viên dự kiến cắt giảm thì đơn vị sẽ ghi nhận khoản dự phòng cho chi phí tái cơ cấu này vì đã phát sinh nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới theo VAS 18/IAS 37. Tuy nhiên, nếu chưa có những kế hoạch cụ thể như trên mà Hội đồng quản trị chỉ mới thông qua kế hoạch tái cơ cấu thì chưa đủ điều kiện để ghi nhận khoản dự phòng này.

Vận dụng IFRS 9 ’Công cụ tài chính’ và IFRS 7 ’Các công cụ tài chính: Công bố’, và Thông tư số 210/2009/TT-BTC liên quan đến đánh giá tổn thất tín dụng dự kiến (ECL)

Đối với tài sản tài chính không đo lường theo giá trị hợp lý, IFRS 9 ’Công cụ tài chính’ và IFRS 7 ‘Các công cụ tài chính: Công bố’ và Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Kế Toán Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính của Bộ Tài chính ban hành ngày 6 tháng 11 năm 2009, được áp dụng để trình bày và thuyết minh các công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính từ năm 2011 trở đi, yêu cầu thuyết minh phù hợp, xem xét các sự kiện trong quá khứ, điều kiện hiện tại và dự báo về điều kiện kinh tế trong tương lai.

Dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động lớn và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về tính thanh khoản.

Theo đó, IFRS 7 yêu cầu thuyết minh về định lượng và định tính, bao gồm chi tiết và các đánh giá liên quan đến dự phòng ECL. Đồng thời, nêu rõ cụ thể những tác động của COVID-19 dẫn đến suy giảm tín dụng như thế nào trong trường hợp không có sự chắc chắn về phạm vi và mức độ hỗ trợ tài chính doanh nghiệp nhận được, đặc biệt các tổ chức tín dụng.

Tin đăng tại Vacpa.org.vn

Trích nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản VACPA Forum.

Đăng nhập
Khanhlimh234 đã bình luận 14:48 31-12-2021

Rảnh rỗi ở nhà với zalo trên tay kiếm 460k mỗi ngày, chi tiết add zalo 0899540856 đón lộc xuân

Longvu đã bình luận 14:23 31-12-2021

nhận lixi min58k với các nhiệm vụ đơn giản, chi tiết zalo 0899540856

Binbin đã bình luận 14:00 29-12-2021

nhận lixi min58k với các nhiệm vụ đơn giản, chi tiết zalo 0899540856

Binbin đã bình luận 13:59 29-12-2021

Rảnh rỗi ở nhà với zalo trên tay kiếm 460k mỗi ngày, chi tiết add zalo 0899540856 đón lộc xuân